Hoạt động của Học viện
Thứ Năm, 15/12/2022 14:0'(GMT+7)

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông

Tham dự và đồng chủ trì Hội thảo có đồng chí Đại tá, PGS. TS Phạm Xuân Định - Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện CSND và Thượng tá Phạm Việt Công - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an. Cùng tham dự có Đại tá, TS Nguyễn Minh Sáng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và lịch sử Bộ Công an, Trưởng Ban nghiên cứu chiến lược về TTATXH; ông Trần Trọng Vinh - Tổng Giám đốc Công ty Biển bạc; đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo Phòng CSGT, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố; đại diện các đơn vị chức năng thuộc Cục CSGT và Học viện CSND.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo khoa học là cơ hội để các đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ thực tiễn trao đổi, thảo luận nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học, đánh giá đúng thực trạng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện nay trong công tác điều tra, giải quyết TNGT đường bộ, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan chức năng trong việc trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng CSGT tại Việt Nam trong thời gian tới.

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo nêu rõ: Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT nói chung, trong hoạt động điều tra, giải quyết TNGT đường bộ nói riêng phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế quản lý giao thông tất yếu của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay. Việc triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp cho công tác, điều tra, xử lý TNGT đường bộ được khách quan, chính xác.

Đại tá, PGS. TS Phạm Xuân Định - Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện CSND điều hành phần tham luận tại Hội thảo

Đại tá, PGS. TS Phạm Xuân Định - Viện trưởng Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện CSND điều hành phần tham luận tại Hội thảo

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm TTATGT luôn được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an quan tâm, chỉ đạo. Cụ thể như: Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Chấp hành TW nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 đề ra mục tiêu: “Phấn đấu giảm số thương vong do TNGT mỗi năm từ 5% đến 10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do TNGT đường bộ so với năm 2020; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng ngừa TNGT, chống ùn tắc giao thông, điều tra, giải quyết TNGT gắn với phòng, chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân; tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường".

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng 4, Cục Cảnh sát giao thông tham luận tại Hội thảo

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng 4, Cục Cảnh sát giao thông tham luận tại Hội thảo

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSGT đã triển khai ứng dụng nhiều công trình, hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tác của lực lượng CSGT, trong đó có công tác điều tra, giải quyết TNGT đường bộ, nhờ đó chất lượng điều tra, giải quyết vụ TNGT không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế còn nhiều khó khăn, hạn chế dẫn đến chưa phát huy được hết vai trò, tác dụng của khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ nói chung và công tác điều tra, giải quyết TNGT đường bộ nói riêng.

Đồng chí Nguyễn Hồng Hiển, ĐTV cao cấp, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Hồng Hiển, ĐTV cao cấp, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham luận tại Hội thảo

Hội thảo đã nhận được gần 40 bài báo cáo tham luận của các đồng chí lãnh đạo đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục CSGT, lãnh đạo Phòng CSGT, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an các đơn vị địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành Công an. Các báo cáo tập trung đi sâu đánh giá và phân tích về các vấn đề chính như:

- Những vấn đề lý luận về ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

- Tình hình TNGT đường bộ và thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác điều tra, giải quyết TNGT đường bộ của lực lượng CSGT và lực lượng khác có liên quan góp phần bảo đảm TTATGT đường bộ tại Việt Nam.

- Kinh nghiệm và thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng trong điều tra, giải quyết của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng khoa học, công nghệ trong điều tra, giải quyết TNGT đường bộ trong thời gian tới.

Trung tá Lê Viết Việt, Trưởng phòng 8, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tham luận tại Hội thảo

Trung tá Lê Viết Việt, Trưởng phòng 8, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tham luận tại Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tiến hành trao đổi về những nội dung tâm đắc liên quan chủ đề hội thảo. Qua đó, hội thảo đã trở thành diễn đàn khoa học thực sự cởi mở, trách nhiệm của các nhà khoa học, đồng thời thúc đẩy giao lưu, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học với đơn vị thực tiễn trong và ngoài ngành Công an.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Kết quả của Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông” sẽ cung cấp những tài liệu quan trọng để các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề ra những chủ trương, biện pháp đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ tiên tiến, sử dụng trí tuệ nhân tạo với độ chính xác cao trong công tác xử lý, điều tra TNGT, bảo đảm cho các vụ án, vụ việc TNGT đều được xử lý kịp thời, theo đúng quy định pháp luật.

Các đại biểu tìm hiểu về giải pháp công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Các đại biểu tìm hiểu về giải pháp công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Bên lề Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu và tìm hiểu về giải pháp giám sát, phát hiện vi phạm, tai nạn giao thông và truy tìm đối tượng trên cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI do Công ty Biển bạc nghiên cứu, được Bộ Công an cho phép nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý camera, giám sát hình ảnh thông minh của lực lượng Công an nhân dân.

PV

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất