Nghiên cứu - Trao đổi
Thứ Tư, 20/9/2017 15:48'(GMT+7)

Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm những bước trưởng thành và định hướng tương lai

Ngày đầu thành lập, với tên gọi là “Trung tâm Nghiên cứu TPH & PNTP”, nhiệm vụ chính của Trung tâm lúc đó là nghiên cứu và giảng dạy về TPH và PNTP. Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm được biên chế 6 cán bộ, gồm các thầy giáo ở Khoa Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát ma túy, Bộ môn Pháp luật, Bộ môn nghiệp vụ cơ sở, Bộ môn ngoại ngữ và hai sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Thầy Đại tá, PGS. TS Nguyễn Văn Nhật lúc đó được quyết định làm Giám đốc Trung tâm.

Sau 10 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện CSND, Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP đã có những bước phát triển vượt bậc, trên cả phương diện năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy, nội dung công việc đảm nhận và thành tích kết quả đạt được.

- Về biên chế tổ chức bộ máy: từ chỗ chỉ có 6 cán bộ, trong đó có 2 tiến sĩ, 01 PGS, 03 cán bộ có trình độ tiếng Nga, 04 giáo viên có khả năng nghiên cứu giảng dạy môn TPH cho các hệ đào tạo đại học... Đến nay, biên chế cán bộ của Trung tâm đã là 24 cán bộ, được biên chế tổ chức ở hai cơ sở (Cơ sở phía Nam có 5 đồng chí). Trong đó, có 13 đồng chí là giáo viên có thể tham gia giảng dạy nhiều môn học ở các hệ học; 05 đồng chí có trình độ TS trở lên (01 GS, 02 PGS). Điều đáng lưu ý là 10 năm qua đã có hơn 50 lượt cán bộ công tác và trưởng thành qua Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP, trong đó 01 Thiếu tướng, GS.TS Phó giám đốc Học viện CSND; 01 Đại tá, GS.TS Viện trưởng VKHCS nay là Ủy viên thường trực Ủy ban QPAN của Quốc hội; 01 Đại tá, PGS.TS Phó Cục trưởng Cục C50 Bộ Công an; 03 tiến sĩ Phó trưởng khoa (được xét đề bạt tại Trung tâm để chuyển sang làm lãnh đạo ở đơn vị khác) và nhiều cán bộ khác sau khi được điều chuyển đều đã phát triển trưởng thành ở các đơn vị khác trong và ngoài Học viện CSND.

Về chức năng nhiệm vụ và công việc đảm nhận: từ chỗ chỉ trực tiếp giảng dạy môn học TPH cho bậc đại học; nghiên cứu khoa học về TPH, PNTP; tổng hợp thông tin về tình hình tội phạm ở Việt Nam. Đến nay, Trung tâm đã trực tiếp đảm nhận nhiều công việc, cụ thể sau:

 + Trung tâm đã được đổi tên từ Trung tâm Nghiên cứu TPH&PNTP thành Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP (năm 2014) và trực tiếp đảm nhận giảng dạy hai môn học (Tội phạm học và Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm) cho các lớp đào tạo đại học ở trong và ngoài trường; tham gia giảng dạy hai môn học này cho các lớp sau đại học.

 + Phối hợp với các Khoa, Phòng, Bộ môn trong Học viện CSND và các tổ chức quốc tế, các cục nghiệp vụ, Công an các địa phương trong phạm vi cả nước tổ chức hội thảo khoa học và mở các lớp tập huấn về Tội phạm học, phòng ngừa tội phạm và Điều tra tội phạm.

 + Viết sách trắng về tình hình tội phạm ở Việt Nam, duy trì Tạp chí TPH và KHHS; tham mưu cho Ban giám đốc Học viện CSND quản lý, chỉ đạo thực hiện viết sách khoa học, sách chuyên khảo về TPH, PNTP và ĐTTP...

Về kết quả thực hiện các công việc được giao 

+ Từ những năm 2014 đến 2017 trung bình mỗi năm đã giảng dạy từ 2.000 đến 2.500 giờ cho hai môn học Tội phạm học và Hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm cho các lớp trong và ngoài trường;

+ Phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan tổ chức trong nước, các cục nghiệp vụ của ngành Công an và Công an các địa phương để tổ chức mỗi năm hàng chục buổi hội thảo khoa học, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ về nhận diện tội phạm và phòng, chống các loại tội phạm... ở các cấp độ khác nhau. Nội bật trong đó là phối hợp với Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (WCS); Tổ chức trẻ em rồng xanh (Blue Dragon) để viết giáo trình mở các lớp tập huấn dài ngày ở nhiều địa phương trong cả nước về bảo vệ động vật hoang dã và đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em;

+ Phối hợp với Công an địa phương thành lập các Đoàn điều tra khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các đề án, giải pháp tham mưu cho Bộ Công an, UBND và Công an các địa phương phòng ngừa, đấu tranh triệt xóa các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm có sử dụng bạo lực (giết người, cướp, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, xâm hại tình dục trẻ em), tội phạm về ma túy, góp phần giúp UBND và Công an các địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm TTATXH ở những địa phương nói trên

+ Tham gia nhiều buổi tọa đàm, trao đổi trên các diễn đàn và trực tiếp trả lời phỏng vấn trên sóng của VTV1, VTv2, VTV3, ANTV, các vấn đề về TPH, PNTP và Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm.

+ Hàng năm thực hiện việc viết sách trắng về tình hình tội phạm ở Việt Nam, đồng thời tăng cường kiểm tra, biên tập nâng cao chất lượng các bài viết trên tạp chí, duy trì tốt việc phát hành Tạp chí Cảnh sát nhân dân - Chuyên đề TPH và KHHS (mỗi năm 12 số)

+ Trực tiếp tham gia và tham mưu cho Ban giám đốc Học viện CSND quản lý, chỉ đạo thực hiện các đề tài khoa học cấp nhà nước; biên soạn Bộ sách Khoa học Công an Việt Nam (8 tập) và hàng chục sách chuyên khảo về TPH, PNTP và ĐTTP...

Có thể nói sự phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện về tổ chức, đào tạo cán bộ; năng lực NCKH đề xuất giải pháp hoàn thành các đề tài khoa học cấp bộ cấp nhà nước; xây dựng, thực hiện các Chương trình, Đề án về phòng, chống tội phạm... như phân tích đánh giá trên đây không chỉ khẳng định vai trò, vị thế khách quan của một Trung tâm NCKH về tội phạm, PNTP và ĐTTP... mà nó còn có tác dụng quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế, tầm quan trọng của Học viện CSND - Một cơ sở đào tạo, NCKH hàng đầu của ngành Công an và quốc gia về đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tích và những kết quả đạt được, quá trình xây dựng và trưởng thành, Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP vẫn còn gặp nhiều bất cập và bộc lộ những hạn chế thiếu sót, như: Quy mô tổ chức và định hướng phát triển của Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP chưa có sự đồng bộ thống nhất từ các cơ quan quản lý và chỉ đạo thực hiện; mảng khoa học về ĐTTP chưa được Trung tâm giảng dạy và nghiên cứu theo chức năng nhiệm vụ đề ra; chất lượng cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu NCKH độc lập, chuyên sâu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ “bị luân chuyển” vẫn chiếm tỷ lệ cao; vai trò và việc khai thác sử dụng số cán bộ ở cơ sở phía Nam hiệu quả chưa cao; việc tổ chức hội thảo khoa học, NCKH, xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phòng chống tội phạm... tuy đã có nhiều tiến bộ, song việc triển khai thực hiện vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có hoặc có chưa nhiều các đề án, chương trình tầm cỡ khu vực, lĩnh vực lớn của quốc gia.

Do vậy, để tháo gỡ, khắc phục những bất cập hạn chế trên, tạo điều kiện cho Trung tâm Nghiên cứu TPH&ĐTTP có điều kiện phát triển trở thành Trung tâm hàng đầu của quốc gia về đấu tranh, phòng chống tội phạm trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Trước mắt các cơ quan quản lý, lãnh đạo chỉ đạo các cấp của Bộ Công an và Học viện CSND cần thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, cần xác định rõ định hướng phát triển, chức năng nhiệm vụ và quy mô tổ chức của Trung tâm. Trong đó cần xác định rõ hướng đi và phạm vi nghiên cứu của Trung tâm (nghiên cứu về TPH&PNTP hay cả ĐTTP);

Hai là, cần phối hợp với các cơ quan phòng, chống tội phạm hàng đầu của quốc gia và của các ngành có liên quan để nhanh chóng xây dựng và đưa vào hoạt động “Hội TPH Việt Nam”, nhằm mở rộng sự giao lưu, xâm nhập thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của đội ngũ các thầy giáo, cán bộ NCKH của Trung tâm;

Ba là, cần rà soát biên chế, quan tâm đầu tư bổ sung những chuyên viên, cán bộ giáo viên có năng lực NCKH, có trình độ sư phạm và thâm niên giảng dạy để có khả năng thực hiện tốt việc giảng dạy và nhất là NCKH chuyên sâu về TPH & PNTP theo các chương trình, đề tài, đề án lớn của quốc gia;

Bốn là, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị kỹ thuật. Trên cơ sở đó từng bước thực hiện cơ chế tự chủ trong NCKH, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm, gắn kết chặt chẽ giữa các hoạt động NCKH của Trung tâm với thực tiễn nghiên cứu về TPH và PNTP của các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài, cũng như thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm ở các địa phương trong phạm vi cả nước;

Năm là, cần mở rộng HTQT và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu tội phạm và PNTP hàng đầu của quốc gia, các tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong khu vực trong việc đào tạo cán bộ NCKH, trao đổi thông tin, tài liệu, tổ chức hội thảo khoa học về TPH và đấu tranh, phòng chống với các loại tội phạm hoạt động có tổ chức, hoạt động xuyên quốc gia, tội phạm CSDBL, tội phạm khủng bố và tài trợ khủng bố.

Đại tá, GS.TS Đỗ Đình Hòa - Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND

 Nguồn: Tạp chí CSND - Chuyên đề Tội phạm học và Khoa học hình sự số 8+9/2017

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất