Hoạt động của Học viện
Thứ Ba, 16/11/2021 15:55'(GMT+7)

Hội thảo khoa học: “Đổi mới công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện và Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an chủ trì Hội thảo

Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện và Đại tá Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an chủ trì Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Đại tá, TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện; Đại tá, PGS. TS Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an; Đại tá Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục C11, Bộ Công an; Ông Lương Minh Thống, Kiểm sát viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ 8, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn tại các đơn vị, địa phương; tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và học viên Khoa Cảnh sát THAHS&HTTP.

Đại diện lãnh đạo Khoa Thi hành án Hình sự và hỗ trợ tư pháp trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo

Đại diện lãnh đạo Khoa Thi hành án Hình sự và hỗ trợ tư pháp trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo

Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết của Đảng năm 1994, đến Hiến pháp năm 2013, bản chất và đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nhà nước ta đã được bổ sung và phát triển và định hình khá rõ nét. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phát sinh cần phải nghiên cứu, đổi mới. Trong đó có vấn đề đổi mới công tác quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo quyền con người, tính nghiêm minh của pháp luật.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII là: “ Cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trtước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật”. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, những yêu cầu về đổi mới công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được thể chế hóa bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của lực lượng Công an nhân dân. Trong đó phải kể đến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; luật Thi hành án hình sự năm 2019. Trong đó quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất tước một số quyền công dân,…. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự vẫn còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đáp ứng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Với mục đích tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và góp phần nâng cao hiệu quả các nhiệm vụ của Đảng ủy Công an Trung ương trong quá trình xây dựng đề án “ Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” trong CAND, Học viện CSND phối hợp với Cục pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học” Đổi mới công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Đại tá, Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học và cán bộ thực tiễn đã tập trung đi sâu, làm rõ một số nội dung trọng tâm sau: 

- Quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành án hình sự;

- Những vấn đề lý luận, pháp lý thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự và những vấn đề đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thực trạng mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành án hình sự qua các thời kỳ; đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;

- Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam và Cơ quan thi hành án hình sự với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

- Quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đối với công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; cũng như về các kinh nghiệm của quốc tế có liên quan đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;

- Phương hướng, giải pháp cải cách tư pháp, đổi mới đối với công tác thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. 

Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Đại tá Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Kết quả Hội thảo được các đại biểu đánh giá cao, có giá trị thiết thực, góp phần quan trọng để bổ sung các vấn đề có liên quan đến đổi mới công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự phục vụ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hương đến năm 2045”.

Đại biểu tham gia Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Đại biểu tham gia Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

PV

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất