Hoạt động của Học viện
Thứ Ba, 13/5/2008 19:40'(GMT+7)

Những kỷ niệm về sưu tầm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong thời gian đầu thành lập trường CSND

Một góc phòng đọc tại Trung tâm TTKH và TLGK - Học viện CSND

Một góc phòng đọc tại Trung tâm TTKH và TLGK - Học viện CSND

Riêng chúng tôi, bốn chị em được giữ lại trường, được sự phân công của Phòng Tổ chức: đồng chí Diệp Minh Cho, đồng chí Nguyễn Thị Chính về Phòng Giáo tổ (nay là Phòng Tổ chức chính trị - phòng Đào tạo); đồng chí Đỗ Uyển về Khoa 55 (nay là Khoa KTHS); đồng chí Kim Xuân về Phòng Hậu cần. Từ học sinh nay trở thành cán bộ, chúng tôi gặp không ít khó khăn. Thời gian đầu chúng tôi phải ở tạm nhà dân, sau đó bộ phận kiến thiết tạm dựng ngôi nhà lá phên nứa trên mé đồi thôn Tri Phú - Bất Bạt - Hà Tây cho chúng tôi có chỗ ở; Để có nước dùng cho sinh hoạt, chúng tôi phải tự đào giếng nước bên thửa ruộng. Dù khó khăn gian khổ, thiếu thốn, vất vả song chúng tôi luôn được sự quan tâm, động viên của đồng chí Hiệu trưởng Lê Quân nên chị em chúng tôi rất yên tâm công tác.

Một buổi chiều sau giờ làm việc, đồng chí Hiệu trưởng gọi tôi giao nhiệm vụ:

- "Các đồng chí phải nhanh chóng xây dựng một thư viện để phục vụ kịp thời tài liệu cho giáo viên, học viên - đặc biệt là học viên Campuchia đang tập huấn tại trường".

Với trọng trách được giao, hôm sau tôi cùng đồng chí Lê Đáp (là Công an tỉnh Quảng Ngài nay đã nghỉ hưu) mang theo 4 bao tải và 2 đôi quang gánh đi bộ từ Tri Phú ra đến Quảng Oai. Chiều tối, chúng tôi được mời đến nơi sơ tán của Trường Công an Trung ương ở thôn Tăng Non - Hoài Đức - Hà Tây. Lúc này bộ phận tư liệu thư viện của Trường sơ tán trong một ngôi chùa nên chúng tôi phải tìm đến nhà dân để nghỉ.

Bà Diệp Thị Minh Cho
Nguyên cán bộ Phòng Tư liệu Giáo khoa (nay là Trung tâm TTKH và TLGK - Học viện CSND)

Đêm đó tôi không sao ngủ được vì lo ngày mai liệu có xin được tài liệu hay không? tài liệu gì? được nhiều hay ít? Đặc biệt là làm thế nào để vận chuyển số tài liệu đó về trường nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được độ an toàn, tuyệt mật? Đêm đã về khuya, ngoài kia trên một bãi đất trống, đám thanh niên trai làng đang liên hoan văn nghệ chia tay nhau trước lúc lên đường nhập ngũ, bài hát “Chiếc gậy Trường Sơn” truyền thống của Hà Tây quê lụa vang lên với khí thế hào hùng, thiết tha.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi có mặt tại cổng chùa gặp anh Thành, chị Lục là cán bộ tư liệu của Trường Công an Trung ương. Tôi đưa giấy giới thiệu và trình bày mục đích đến xin tài liệu để xây dựng thư viện tư liệu trường CSND. Khi anh mở cửa, thấy đống sách nằm ngổn ngang trên nền chùa tôi liền hỏi:

- "Sao anh không xếp sách lên ga và tủ?"

Anh liền thanh minh

- "Chúng tôi mới sơ tán về đây, ga và tủ chưa chuyển từ Hà Đông về kịp”. rồi anh bảo: “Bây giờ các cô cứ lấy sách và tài liệu cho đầy 4 tải nhé!". Nghe vậy chúng tôi rất phấn khởi và vội vàng cố xếp cho thật đầy 4 bao tải. Đầu tiên là tài liệu nghiệp vụ, giáo trình giảng dạy; sau đến sách chính trị, văn học, khoa học kỹ thuật…Đây là những tài liệu đầu tiên quý hiếm, làm cơ sở cho việc xây dựng tư liệu thư viện của Trường lúc bấy giờ.

Chia tay các anh chị, hai chị em tôi gánh bộ đến bờ đê Phùng thì trời sẩm tối và rất lo lắng vì biết không còn chuyến xe khách nào. Rất may lúc đó có một chiếc xe U-oát của Bộ đội đi qua, chúng tôi xin đi nhờ đến phố Nả - Quốc Oai - Hà Tây, sau đó chúng tôi tiếp tục gánh tài liệu về trường. Những cuốn tài liệu đó nhanh chóng được chúng tôi phân loại theo kỹ thuật của thư viện Quốc gia, sắp xếp theo thứ tự danh mục nhằm phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên, học viên.

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Học viện CSND. Với vị trí nguyên là cán bộ của Phòng Tư liệu giáo khoa Trường CSND, tôi rất tự hào, phấn khởi về những đổi thay của nhà trường. Từ Phòng Giáo tổ đến Phòng Tư liệu giáo khoa nay là Trung tâm TTKH&TLGK với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đặc biệt là trình độ cán bộ được đào tạo chính qui, cơ bản, nhưng những kỷ niệm về những bản tài liệu in Ro-nêo, những cuốn sách quý hiếm mà chúng tôi sưu tầm được để phục vụ kịp thời cho cán bộ, giảng viên, học viên học tập, nghiên cứu, giảng dạy trong những ngày đầu thành lập Trường CSND vẫn in đậm mãi trong tôi.

Diệp Thị Minh Cho
Nguyên cán bộ Phòng Tư liệu Giáo khoa (nay là Trung tâm TTKH và TLGK - Học viện CSND)
Nguồn: Tạp chí Khoa học và Giáo dục trật tự xã hội

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất