Hoạt động của Học viện
Thứ Năm, 5/11/2020 19:57'(GMT+7)

“Khám nghiệm hiện trường cháy nhà cao tầng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Tới dự Hội thảo về phía khách mời có Đại tá Lê Quang Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Phòng cháy chữa cháy; đại diện lãnh đạo Công an các Cục nghiệp vụ, các Học viện, Nhà trường Công an nhân dân; Công an các đơn vị địa phương. Về phía học viện CSND có Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện; Thiếu tướng, GS.TS Ngô Sỹ Hiền, Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND; Thượng tá, PGS.TS Lê Hữu Anh, Trưởng Khoa Kỹ thuật Hình sự cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Học viện.

Theo báo cáo của Cục PCCC và CNCH, trong 10 năm trở lại đây (2010 - 2019), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 296 vụ cháy nhà cao tầng gây ra thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân; đặc biệt nhiều vụ có dấu hiệu tội phạm như: Gây án rồi đốt nhà nhằm che giấu tội phạm, làm cháy nhà nhằm mục đích giết người, phá hủy tài sản…

Đối với các vụ án cháy nhà cao tầng thường có đặc điểm hiện trường phức tạp, hay bị xáo trộn bởi quá trình cháy dưới tác động của ngọn lửa, nhiệt độ từ đám cháy làm cho các hiện trường bị phá hủy nghiêm trọng, nhiều bộ phận, đồ đạc trong nhà bị biến dạng hoàn toàn, hệ thống dấu vết cháy rất đa dạng, phức tạp, hay bị biến đổi, phá hủy do quá trình cứu chữa tài sản, phương tiện… Điều đó làm cho hoạt động KNHT, phát hiện, thu thập dấu vết cháy gặp rất nhiều khó khăn… Trước thực trạng trên, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, Học viện CSND đã tổ chức Hội thảo khoa học “KNHT cháy nhà cao tầng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác KNHT cháy nhà cao tầng của lực lượng KTHS trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Dưới sự đồng chủ trì của Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên - Phó Giám đốc Học viện CSND và Thiếu tướng, GS.TS Ngô Sỹ Hiền, Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND, các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung đi sâu phân tích, trao đổi, thảo luận, những vấn đề trọng tâm sau:

Một là, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KNHT cháy nói chung và cháy nhà cao tầng nói riêng tại các trường CAND.

Hai là, phương pháp, chiến thuật, trình tự KNHT, quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong KNHT cháy nhà cao tầng.

Ba là, thực tiễn tiến hành KNHT cháy nhà cao tầng của lực lượng KTHS, PCCC và CNCH Công an các đơn vị địa phương.

Theo Thượng tá, PGS.TS Lương Khắc Vọng, Trường Đại học PCCC: Đối với nhiều vụ cháy, KNHT là biện pháp quan trọng bởi hiện trường vụ cháy thường là nơi cuối cùng chứa đựng tài liệu, chứng cứ phục vụ hoạt động điều tra, xác định nguyên nhân vụ cháy, chứng minh người gây cháy… KNHT vụ cháy có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với hoạt động điều tra vụ cháy, tuy nhiên, quá trình này gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và khách quan như: Phần lớn các dấu vết vật chứng bị tiêu hủy, biến dạng; hầu hết các hiện trường vụ cháy đều bị xáo trộn; không gian của hiện trường vụ cháy rộng lớn; hiện trường các vụ cháy còn liên quan đến các yếu tố như: Dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, khoảng cách an toàn PCCC, hệ thống điện… và các yếu tố này không phải cán bộ khám nghiệm nào cũng chuyên môn, nắm bắt được…

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo

Do đó, Đại tá Lê Quang Hải, Phó Hiệu trưởng trường Đại học PCCC khẳng định, có rất nhiều vấn đề cần chú ý khi KNHT cháy nhà cao tầng, như: Phải làm sáng tỏ các nội dung trong KNHT cháy nhà cao tầng như: Ai là người báo cháy, thời điểm phát hiện cháy, tốc độ bốc, tốc độ lan, mức độ cháy? Ngon lửa bắt nguồn từ chỗ nào? Bắt đầu như thế nào?....; Đặc biệt cần chú ý tìm kiếm các dấu vết chập mạch điện, chú ý bảng điện, cầu dao, cầu chì… Tìm kiếm sự cố đường dây điện bằng cách tìm kiếm sự có mặt của vật đánh lửa, diêm, vật liệu dễ cháy và các chất bắt lửa khác; Nếu phát hiện các dấu vết như: Cạy phá cửa sổ, cửa ra vào đối với chung cư hoặc thông qua hệ thống camera phát hiện có sự đột nhập bất thường thì có thể nghĩ tới việc tác động từ bên ngoài dẫn đến cháy tại nhà cao tầng, đặc biệt là khu vực tầng hầm hoặc khu vực tầng 1 đối với nhà cao tầng; Kiểm tra, xem xét, mô tả, ghi nhận máy móc bị hư hỏng, nhật ký vận hành, xác định tài sản bị phá hủy do cháy tại các khu vực chứa máy móc của nhà cao tầng. Đồng thời, cần phát hiện thu thập các mảnh vỡ, xác định hiện trường và khoanh vùng hiện trường, vùng đệm trước khi trước khi thực hiện khám nghiệm đối với hiện trường nhà cao tầng…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phát kiểu kết luận Hội thảo, Thiếu tướng, GS.TS Ngô Sỹ Hiền, Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND ghi nhận và đánh giá cao những tham luận được đưa ra tại buổi làm việc. Nội dung các báo cáo tham luận thể hiện sự phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều vấn đề dưới những góc độ, khía cạnh, lĩnh vực khác nhau theo chủ đề của Hội thảo khoa học. Các đề xuất, kiến nghị, giải pháp được đưa ra mang tính toàn diện, đồng bộ sẽ được Ban tổ chức tập hợp để báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao công tác KNHT cháy nhà cao tầng của lực lượng KTHS trong thời gian tới.

P.V

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất