Hoạt động của Học viện
Thứ Ba, 29/11/2022 19:35'(GMT+7)

Học viện CSND phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản thảo luận về nội dung “Ngăn ngừa lái xe khi có nồng độ cồn bằng thiết bị đo nồng độ cồn qua hơi thở”

Tham dự và đồng chủ trì chương trình có Đại tá, PGS.TS Trần Hồng Quang - Phó Giám đốc Học viện CSND và Thượng tá Phạm Việt Công - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia. Cùng dự có bà OGAWA Tomoko - Cố vấn cao cấp hình thành dự án, Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA); đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội; đại diện Ban ATGT thành phố Hà Nội; đại diện Hiệp hội vận tải Việt Nam; đại diện Viện Chiến lược GTVT; đại diện Tổng Công ty vận tải Hà Nội Transerco.

Toàn cảnh chương trình

Toàn cảnh chương trình

Tại chương trình, đại diện Viện khoa học Cảnh sát, Học viện CSND cho biết, tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ đã trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu, theo báo cáo của Tổ chứcY tếthế giới, mỗi năm TNGT đường bộ đã cướp đi sinh mạng của 1,35 triệu người gây thiệt hại kinh tế ước tính hàng tỷ đô la Mỹ. Ở Việt Nam, theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia hàng năm vẫn xảy ra cả chục nghìn vụ TNGT đường bộ làm chết hàng nghìn người (năm 2021, xảy ra 11.364 vụ làm chết 5.699 người). Gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình, cộng đồng, xã hội là vô cùng to lớn. Đặc biệt vấn đề lạm dụng đồ uống có cồn, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định vẫn diễn ra phổ biến, là nguyên nhân gây ra các vụ TNGT gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Số vụ TNGT đường bộ do vi phạm nồng độ cồn chiếm từ 3,2 - 5% tổng số vụ TNGT xảy ra; ước tính số vụ TNGT do vi phạm nồng độ cồn chiếm tới 40%.

Trước thực trạng này, việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp phòng ngừa người điều khiển phương tiện sử dụng đồ uống có cồn tham gia giao thông là hết sức cần thiết.

Nhiều biện pháp ngăn ngừa lái xe vi phạm nồng độ cồn đã được triển khai, thực hiện như: Quy định pháp luật về hình thức xử phạt nếu vi phạm (Hình sự, Dân sự, Hành chính, Cơ quan đoàn thể và Bảo hiểm); Truyền thông giáo dục; Cưỡng chế vi phạm và điều tra xử lý TNGT do vi phạm nồng độ cồn của lực lượng CSGT và biện pháp áp dụng công nghệ, dịch vụ thông qua phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh…

Đại tá, PGS.TS Trần Hồng Quang - Phó Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại chương trình

Đại tá, PGS.TS Trần Hồng Quang - Phó Giám đốc Học viện CSND phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Đại tá, PGS.TS Trần Hồng Quang - Phó Giám đốc Học viện CSND cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp luật về xử lý đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhất là đối với trường hợp gây TNGT hậu quả nghiêm trọng; nâng cao vai trò, trách nhiệm các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và ý thức tự giác của mỗi người dân trong việc chấp hành quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Đặc biệt, cần chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong hơi thở trong quản lý và kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn đối với lái xe, nhất là đối với các lái xe tại các doanh nghiệp vận tải hiện nay là hết sức cần thiết, giúp ngăn ngừa có hiệu quả đối với lái xe lạm dụng đồ uống có cồn.

Tại Việt Nam, Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã đi đầu áp dụng thực hiện, bước đầu thu được những kết quả tích cực, góp phần ghi nhận kịp thời lái xe sử dụng nồng độ cồn và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lái xe khi trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, về lâu dài vấn đề này cần được nghiên cứu, triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại chương trình

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại chương trình

Thượng tá Phạm Việt Công - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá cao việc triển khai thí điểm đo nồng độ cồn trước ca làm việc của tài xế tại Transeco và mong rằng JICA cùng các cơ quan đơn vị khác có thêm hỗ trợ để có thể thí điểm thêm trên một số doanh nghiệp khác, tạo sự lan toả, góp phần ngăn ngừa TNGT, đảm bảo TTATGT, hướng tới thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có mục tiêu năm 2045, Việt Nam sẽ không còn thương vong do TNGT.

Thu Hà


Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất