Hoạt động của Học viện
Thứ Tư, 22/3/2017 9:41'(GMT+7)

Tọa đàm khoa học “Xu hướng đào tạo cán bộ kỹ thuật hình sự trong giai đoạn hiện nay”

Thiếu tướng, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ, Phó Giám đốc Học viện CSND tiếp xã giao đoàn cán bộ Đại học Tổng hợp Bộ Nội vụ Liên Bang Nga trước buổi tọa đàm

Thiếu tướng, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ, Phó Giám đốc Học viện CSND tiếp xã giao đoàn cán bộ Đại học Tổng hợp Bộ Nội vụ Liên Bang Nga trước buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm có sự tham gia của Đại tá Bushuyev Vitaly Valentinovic, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học về Giám định Tư pháp - Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga; Đại tá Kharlamova Olga Alekcandrovna, Trưởng Khoa Giám định súng và dấu vết - Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga; đại diện lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Đào tạo, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và các nhà khoa học, nhà quản lý và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nghiệp vụ kỹ thuật hình sự.

Trong những năm gần đây, lực lượng Kỹ thuật hình sự đã có nhiều bước phát triển tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm; nhận thức về vị trí, vai trò của công tác kỹ thuật hình sự được nâng lên rõ rệt, hệ thống phương tiện phục vụ chuyên môn ngày càng được trang bị hiện đại; công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật hình sự tại các trường Công an nhân dân ngày càng được quan tâm, chú trọng mở rộng cả về quy mô và chất lượng đào tạo.

 

Thiếu tướng, GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Phó Giám đốc Học viện CSND chủ trì buổi tọa đàm

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, trước những thách thức, đòi hỏi ngày càng cao của công tác điều tra hình sự nói riêng và hệ thống tư pháp hình sự nói chung, lực lượng Kỹ thuật hình sự còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Qua khảo sát thực tiễn, đội ngũ cán bộ làm công tác Kỹ thuật hình sự, đặc biệt ở cấp địa phương còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn; sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hình sự khi ra trường kỹ năng thực hành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đặt ra.

Để xây dựng lực lượng Kỹ thuật hình sự ngày càng tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, đặc biệt phải bắt nguồn từ công tác giáo dục đào tạo. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tại buổi Tọa đàm khoa học, các đại biểu, các nhà khoa học đã phân tích, đánh giá trên các khía cạnh, góc độ khác nhau về công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật hình sự hiện nay, đồng thời đưa ra cái nhìn tổng thể, toàn diện về xu hướng đào tạo cán bộ Kỹ thuật hình sự, từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và sử dụng cán bộ Kỹ thuật hình sự trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Hiện nay, công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hình sự bộc lộ một số bất cập như nội dung, chương trình đào tạo cập nhật chậm, đặc biệt là đối với lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự mới như: Giám định AND, giám định âm thanh, giám định kỹ thuật số và điện tử… dẫn đến sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu kiến thức cơ bản về các lĩnh vực trên, ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng trong điều tra, khám phá tội phạm; đội ngũ giáo viên được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, rất nhiều nội dung mới không có giảng viên; cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, phương tiện kỹ thuật lạc hậu, sinh viên không được tiếp cận, học tập, làm quen với những phương tiện kỹ thuật mới, nên không đảm nhận được nhiệm vụ tại các đơn vị thực tiễn sau khi tốt nghiệp.

Đại tá Bushuyev Vitaly Valentinovic, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học 

- Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga chia sẻ kinh nghiêm đào tạo giám định viên

Do đó, xu hướng đào tạo cán bộ kỹ thuật hình sự trong thời gian tới cần tập trung đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tiếp tục triển khai tổ chức mô hình lớp chất lượng cao, tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng cường phối hợp với các đơn vị địa phương trong quá trình đào tạo cán bộ Kỹ thuật hình sự để nắm bắt thực tiễn kịp thời; chú trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hình sự, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các nước về cơ sở vật chất, phương tiện máy móc, giúp cho sinh viên tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ mới, từng bước rút ngắn và tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật hình sự theo kịp trình độ phát triển của thế giới; nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế xã hội hóa công tác kỹ thuật hình sự nhằm thu hút các nguồn lực từ xã hội…

Cũng tại Hội thảo, Đại tá Bushuyev Vitaly Valentinovic đã chia sẻ kinh nghiệm đào tạo giám định viên tại trường Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường ứng dụng thực tiễn vào hệ thống đào tạo. 80% thời gian học tập chuyên ngành Giám định tư pháp tại Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga là thực hành, kết hợp giảng dạy tại những cơ sở thực tế tại thành phố Matxcova với việc mời các chuyên gia tại các phòng nghiệp vụ kỹ thuật hình sự vào giảng dạy, đồng thời tổ chức cho sinh viên thăm quan các phòng nghiệp vụ, triển lãm khoa học đặc thù, tạo điều kiện hình thành vững chắc kỹ năng nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, sử dụng các phương tiện học tập hiện đại như hệ thống công nghệ đồ họa tiên tiến, hệ thống giả lập cùng với ứng dụng những bài tập kỹ thuật hình sự, những thiết bị tự động hóa đa dạng theo từng lĩnh vực cụ thể; phòng thí nghiệm, thực hành trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho từng học viên có thể tham gia thực hành tất cả các lĩnh vực giám định theo từng môn chuyên ngành. Nhằm phát triển hệ thống tổ chức đào tạo chuyên gia kỹ thuật hình sự , trường Đại học Tổng hợp, Bộ Nội vụ Liên Bang Nga cũng đã thành lập Viện nghiên cứu Khoa học về Giám định Tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, đồng thời .

Hội thảo thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, là cơ sở để Học viện Cảnh sát nhân dân tham khảo, nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị, đề xuất xây dựng mô hình tổ chức đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hình sự theo hướng phù hợp với xu hướng đào tạo trong nước và trên thế giới hiện nay, đáp ứng thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

XT

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất