4.0
Thứ Ba, 14/11/2017 22:22'(GMT+7)

'Mô hình ĐH 4.0 cần cho tương lai nhưng không thể vội vàng'

GS Gottfried Vossen trình bày tại Hội thảo

GS Gottfried Vossen trình bày tại Hội thảo

GS. Gottfried Vossen cũng nhìn nhận, Cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 đã khiến các giá trị truyền thống bị tác động. Vì vậy các trường ĐH cần phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với xu hướng thời đại, tiếp cận sinh viên một cách phù hợp.

Cách mạng số làm gia tăng khoảng cách giữa thầy và trò

Theo GS. Gottfried Vossen, ngày nay hầu hết các công ty đều số hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh và điều hành các hoạt động. Ông cho biết, nếu nhưở thập niên 70, các giáo viên đều sử dụng bảng và phấn để giảng dạy thì ngày nay công năng của hai vật dụng này gần như không còn. Thay vào đó là máy chiếu, giáo trình điện tử, video…

Còn sinh viên gần như không viết tay, ít đọc hơn, bởi vậy khi giảng viên hướng dẫn cung cấp tài liệu sinh viên thường than phiền tốn thời gian vì vào lớp họ thường lướt facebook.

“CMCN 4.0 đang chạy rất nhanh, nó tác động mọi mặt của đời sống, kể cả lĩnh vực giáo dục. Tại Đức, chúng tôi không bắt buộc sinh viên phải đến lớp, chỉ khi nào giảng viên thông báo sắp tới thi môn gì thì sinh viên mới có mặt đông đủ, còn phần lớn thời gian họ học, và tương tác với GV tại nhà. Sự chuyển đổi kĩ thuật số nhanh chóng làm gián đoạn các trường đại học và cách tiếp cận của họ đối với việc giảng dạy”- GS Gottfried Vossen nói.

Ông cũng nhìn nhận, chính vì có sự tương tác nhanh chóng và nhiều thông tin qua các loại hình internet mở rộng mà sinh viên ngày càng có khuynh hướng sử dụng mạng xã hội và điện thoại thông minh nhiều hơn.

Điều đó khiến văn hóa đọc giảm 80%, bộ nhớ của não bộ giảm 50%. GS Vossen cũng cho rằng, chính sự tương tác với nhau, thậm chí các hoạt động thường ngày cũng được tự động hoặc số hóa đã khiến các giá trị truyền thống bị tác động.

Không đơn giản ngày 1 ngày 2 đi đến mô hình ĐH 4.0

Đó là khẳng định của nhiều đại biểu tham gia hội thảo. Ông Lê Trọng Hùng- Vụ Khoa học Công nghệ Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận thực tế trên. Tuy nhiên, cá nhân ông lại rất kì vọng về hội thảo mang tầm quốc tế này. Bởi theo ông Hùng, thông qua hội thảo này các trường ĐH của Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc tiệm cận, xây dựng mô hình ĐH 4.0 mà các trường ĐH trên thế giới đang tìm hiểu.

Theo GS Gottfried Vossen, cái khó lớn nhất trong việc chuyển đổi mô thức đào tạo tại các trường chính là rào cản tư duy và quản trị. Ông cho rằng, các trường đại học công lập luôn lý tưởng hóa các giá trị truyền thống lâu nay họ tạo dựng. Do đó, các trường này muốn “ đổi thay diện mạo” theo tiêu chí ĐH 4.0 rất khó khăn vì họ đã áp đặt các chuẩn truyền thống trong suy nghĩ và hành động.

“Đơn giản nhất là giảng đường không phù hợp để thiết kế một chương trình giảng dạy tương tác, kết nối. Ngoài ra vấn đề cốt lõi khác là hầu hết trường công ở các nước đều có sự tiếp sức của Chính phủ nên họ không có động lực để cạnh tranh với bên ngoài”- GS Gottfried Vossen nói.


Ông cũng nhìn nhận, mô hình ĐH truyền thống đang bị thách thức rất lớn trước “cơn bão” cách mạng số mà cuộc CMCN 4.0 quét qua các nước. Tuy nhiên, theo ông mô hình ĐH 4.0 vẫn đang trong giai đoạn vừa làm vừa mò mẫm học tập nên chưa có một mô hình lý tưởng vì công nghệ thường xuyên thay đổi, nhu cầu học tập của sinh viên cũng luôn thay đổi.

“Các trường ĐH không nên bỏ qua lý thuyết, vội vàng xa rời khoa học nền tảng. Đặc biệt, các trường cũng không nên quá chiều các đòi của sinh viên để bỏ qua các nền tảng kiến thức cơ bản để xây dựng cái mới vì các nền tảng ĐH 4.0 chưa có chuẩn cụ thể mà là mục tiêu di động”- GS. Gottfried Vossen chia sẻ.

Để hướng đến mô hình ĐH 4.0 theo GS Gottfried Vossen các trường theo đuổi mô hình này cần thay đổi triệt để mọi mặt. “ Thay vì thuần túy các tài liệu, giáo trình khô khan sinh viên ít tập trung đọc, nghiên cứu, các trường nên game hóa các tại liệu, giáo trình giảng dạy để tạo động lực, kích thích sinh viên học tập. Đồng thời cần tuyển các giáo viên trẻ để tăng cường sự tương tác, kết nối với sinh viên nhiều hơn, vì đây cũng là nhu cầu thực tế của sinh viên”- GS Gottfried Vossen nhấn mạnh.

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất