Hoạt động của Học viện
Thứ Tư, 8/8/2018 10:28'(GMT+7)

Học viên Khóa D43 tìm hiểu “Bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam”

Đoàn thực tế gồm các giảng viên Bộ môn Tâm lý, cán bộ phòng Quản lý học viên và 80 học viên của 3 lớp B2, B4 và B8 khóa D43

Đoàn thực tế gồm các giảng viên Bộ môn Tâm lý, cán bộ phòng Quản lý học viên và 80 học viên của 3 lớp B2, B4 và B8 khóa D43

Theo chương trình, học viên lần lượt đến thăm quan đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) và Lê Đại Hành (Lê Hoàn) nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư. Tại đây, học viên được nghe thuyết minh về những dấu ấn lịch sử của hai triều đại nhà Đinh và Tiền Lê; bài học về tấm lòng yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Hoàng hậu Dương Vân Nga, hoàng hậu của hai vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.

Ngoài khu di tích Cố đô Hoa Lư, đoàn thực tế còn tới khu danh thắng Tràng An, nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận năm 2014. Đây là một trong những nơi có kiến tạo địa chất đa dạng, khung cảnh vẫn giữ được nét hoang sơ với hệ thống nước, hang động, núi đá vôi và thảm thực vật phong phú. Qua đó, học viên thấy được giá trị của những di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đối với quốc gia, nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa đất nước.

“Chuyến đi thực tế tại khu di tích Cố đô Hoa Lư và khu danh thắng Tràng An giúp em mở rộng hiểu biết về văn hóa, lịch sử đất nước một cách thú vị. Em thấy hoạt động này rất cần thiết vì nó cung cấp cho học viên những kiến thức, nền tảng phong phú và sẽ rất có ý nghĩa đối với những nhiệm vụ, yêu cầu đa dạng trong công tác của người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới” - học viên lớp B2D43 hào hứng chia sẻ.

Học viên nghe thuyết minh về triều đại nhà Đinh và Tiền Lê

Học viên Đường Thị Thanh Mai - B4D43 cho rằng: “Có đi thực tế chúng em mới có nhiều trải nghiệm về những giá trị văn hóa Việt Nam. Yêu cầu của môn học buộc chúng em suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát trong vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm để lại hậu quả xấu, phá hoại những giá trị văn hóa lịch sử của Quốc gia”.  

Đưa học viên đi thực tế tại các địa điểm văn hóa, di tích lịch sử quốc gia là một hoạt động trong môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam được Bộ môn Tâm lý duy trì thường xuyên nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và gắn liền với thực tế của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện CSND. Đồng thời, chuyến đi tạo ra cơ hội giao lưu gắn kết học viên của Học viện qua các hoạt động tập thể. Hình thức này góp phần tạo không khí học tập sôi nổi, được Ban Giám đốc Học viện đánh giá cao và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía học viên.

Ngọc Hương

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất