Hoạt động của Học viện
Thứ Sáu, 23/5/2014 14:49'(GMT+7)

Học viện CSND tổ chức nói chuyện về “Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”

Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại buổi nói chuyện

Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại buổi nói chuyện

Tại buổi nói chuyện, Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Chơn Thiện - Ủy viên Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIII đã giới thiệu về quá trình Phật giáo du nhập và phát triển tại Việt Nam. Theo đó, Phật giáo du nhập vào nước ta từ  rất  sớm, nhưng không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà được truyền trực tiếp sang nước ta từ Ấn Độ qua các đoàn thuyền buôn. Luy Lâu - trụ  sở  của  quận  Giao  Chỉ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) đã sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước. Sau đó, Phật giáo ở nước ta phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc lên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Ngoài ra, các giáo lý của Đạo Phật như giáo lý duyên khởi (thế giới quan), ngũ uẩn (nhân sinh quan), giáo lý Tứ diệu đế (con đường đoạn trừ khổ đau) và đạo đức (thập thiện, bố thí, nhân quả luân hồi)... cũng được Hòa thượng Thích Chơn Thiện đề cập đến trong buổi nói chuyện.


Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Chơn Thiện nói chuyện về Phật giáo

 với cán bộ chiến sỹ và học viên Học viện CSND

Trong lịch sử giữ nước, các triều đại Lý, Trần thường được nhắc đến như các triều đại huy hoàng, vàng son nhất. Dưới các triều đại này các thiền sư nổi tiếng với trí tuệ thanh tịnh siêu trần nhập thế đã giữ vai trò quốc sư góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như thiền sư Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hoàng, Không Lộ… và trước đó còn có các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận. Các Ngài thiền sư đã nhập thế trực tiếp giúp nhà vua thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, soạn chiếu chỉ, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận cả về quân sự. Ngày nay, các di sản văn hóa vật thể còn tồn tại như chùa Kiến Quốc, chùa Kiến Sơ... đã minh chứng rằng từ khi mới lập nước, nhờ trí tuệ của các thiền sư, Phật giáo đã đóng góp tích cực cho công cuộc dựng nước, góp phần xây dựng một xã hội thuần lương, một dân tộc thuần thiện.

 

Hòa thượng nhấn mạnh rằng trong lịch sử hơn 2.000 năm đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam thăng trầm theo nhịp thăng trầm của dân tộc. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào của lịch sử, sứ mệnh của Phật giáo vẫn luôn là cứu khổ, phò nguy cho dân tộc, như lời dạy cứu khổ của Đức Phật.

Công Phượng

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất