Hoạt động của Học viện
Thứ Ba, 21/5/2019 16:42'(GMT+7)

“20 năm Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm”

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Tham dự chương trình còn có đại diện các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương cùng các Bộ, Ban, ngành cơ quan Trung ương, các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng…

Ngay sau khi triển khai, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phòng, chống tội phạm. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã được thành lập từ trung ương tới địa phương, các mô hình thí điểm đã được tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm ở nhiều địa phương. Các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã chỉ đạo lồng ghép Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, gắn liền với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng đơn vị. Quá trình thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã thường xuyên được sơ kết, rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện.

Trải qua 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã đạt được những kết quả quan trọng, kiềm chế được sự gia tăng tội phạm, giữ vững ANTT, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình đã tạo cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, phát huy được vai trò làm chủ, tính sáng tạo, sự tự giác của quần chúng nhân dân, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Kết quả công tác phát động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm đã tạo ra chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, góp phần kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội và ổn định chính trị, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Thông qua các mô hình phòng chống tội phạm, các lực lượng chuyên trách đã huy động tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế. Qua đó, thể hiện tinh thần kiên quyết tiến công tội phạm, tuân thủ pháp luật, nâng cao tỷ lệ phát hiện, điều tra khám phá tội phạm.

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cấp, các ngành đã phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội; những yếu tố này mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới để kiến nghị. Đây là cơ sở thực tiễn đề Bộ Công an tham mưu, đề xuất Quốc hội xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng làm nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT của đất nước. Quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng được mở rộng mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phòng ngừa ngăn chặn tội phạm từ xa, đấu tranh với tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài.

Với những thành quả và thành tựu đã đạt được trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đầy biến động khó lường, khủng bố quốc tế, mất ổn định chính trị - xã hội diễn ra nhiều nơi. Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn của thế giới càng khẳng định Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn mang tính chiến lược, có tính xã hội hóa cao, được đại bộ phận quần chúng nhân dân hết lòng ủng hộ và nhiệt tình tham gia bằng những hành động cụ thể. Chương trình đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, kỷ cương pháp luật được giữ vững, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước Việt Nam ngày càng đi lên.

Thượng tá Đinh Văn Trình Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phát biểu tham luận tại Hội thảo

Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự tham luận tại Hội thảo

Nhìn nhận những thành tựu đã đạt được sau 20 năm triển khai Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trên toàn quốc, việc tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chương trình phòng chống tội phạm, các mô hình điển hình được áp dụng bởi các bộ, ngành, địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đưa ra những đề xuất cho Chính phủ, các ban ngành trung ương trong việc Chính việc định hướng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian tới. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp cùng Tiểu ban Lý luận về trật tự an toàn xã hội, Hội đồng lý luận Bộ Công an tổ chức hội thảo khoa học: “20 năm Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm”.  

Hội thảo là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng, cán bộ thực tiễn cùng chia sẻ, thảo luận những kinh nghiệm quý báu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của 20 năm thực hiện các đề án của chương trình.

Đại tá, TS Khương Duy Oanh Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tham luận tại Hội thảo

Đại tá, TS Khương Duy Oanh Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh: “Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các ngành, các cấp và toàn thể xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kết quả, tình hình tội phạm đã được kiềm chế, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng được mở rộng, mang lại hiệu quả thiết thực trong phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài”.

Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia và cán bộ đang trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, chỉ huy, hoạt động thực tiễn ởtạicác đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an đã báo cáo tham luận, tập trung đi sâu đánh giá và phân tích các vấn đề cụ thể:

- Khái quát kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm sau 20 năm thực hiện Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn, lĩnh vực đang đấu tranh và quản lý.

- Tổng kết, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cũng như phân tích những hạn chế, thiếu sót khi thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong thời gian qua và đánh giá xu hướng thay đổi, biến động trong thời gian tới.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp áp dụng vào thực tiễn để thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm


Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất