Điểm mới của Luận án
Thứ Năm, 3/1/2013 9:4'(GMT+7)

Vấn đề giảm tác hại trong phòng chống ma tuý

 Vì vậy từ đầu những năm 1990, ở nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện thêm các biện pháp mới trong công tác phòng chống ma tuý: giảm tác hại (Harm reduction). Ba hoạt động này gắn bó chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được tiến hành đồng thời. Các biện pháp giảm tác hại bổ sung cho các biện pháp giảm cung và giảm cầu ma tuý. Công tác phòng chống ma tuý chỉ có hiệu quả khi tiến hành đồng bộ và có hiệu quả 3 hoạt động này.

Hiểu theo nghĩa rộng giảm tác hại trong phòng chống ma tuý bao gồm các vấn đề sau:

- Làm giảm tác hại của ma tuý với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, v.v. Vì vậy ở các nước Tư lệnh các lực lượng chống ma tuý hoặc Chánh văn phòng phòng chống ma tuý đều là thành viên Hội đồng An ninh quốc gia.

- Làm giảm tác hại của ma tuý với con người về thể chất, tâm lý, sinh lý,v.v., trong số này có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.

Trong bài viết này chúng tôi trình bày sâu về các biện pháp làm giảm tác hại của ma tuý theo ý thứ hai đã nêu trên.

Trên thế giới có nhiều cách phân loại ma tuý, trong đó có cách phân loại ma tuý căn cứ vào nguồn gốc của ma tuý và cơ chế tác động dược lý. Theo cách này người ta phân chia thành 5 nhóm ma tuý sau:

+ Ma tuý là các chất từ cây thuốc phiện (opiat)

+ Ma tuý là các chất từ cây cần sa (Cannabis)

+ Ma tuý là các chất kích thích (Stimulant)

+ Ma tuý là các chất ức chế (Depressant)

+ Ma tuý là các chất gây ảo giác (Hallucinogens).

Tương ứng với mỗi nhóm ma tuý có các cách cai nghiện ma tuý khác nhau và do đó cũng có các phương pháp giảm tác hại khác nhau.

Trên thế giới để giảm tác hại của ma tuý theo nghĩa hẹp, các nước thường dung các biện pháp sau:

- Dùng ma tuý nguyên chất để cung cấp cho người nghiện nhằm giảm bớt các tác hại do ma tuý không tinh khiết mà bọn tội phạm ma tuý hay sử dụng ngoài thị trường đen để đem bán cho người nghiện ma tuý dễ gây ra các bệnh tật. Ví dụ, Chính phủ Úc có chương trình nhập 3kg heroin/1 năm cho thành phố Canberer sử dụng trong 1 năm.

- Ban hành các quy định pháp luật cho phép sử dụng một số loại ma tuý nhẹ hoặc cho phép lưu trữ, sử dụng một số lượng ma tuý nhất định sử dụng cho nhu cầu cá nhân. Ví dụ, Canada ban hành Luật chấp nhận cần sa (không coi sử dụng cần sa là phạm pháp). Hoặc các nước Hà Lan, Hy Lạp,v.v. Nếu lưu giữ, sử dụng ma tuý ít, chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân thì không coi là phạm pháp. Chính phủ Úc quyết định thôi không dung chó phát hiện cần sa.

- Sử dụng liệu pháp thay thế Methadon.

- Phát không và đổi kim tiêm sạch để phòng ngừa tiêm chích ma tuý gây ra lây nhiễm HIV/AIDS.

- Sử dụng chất đối kháng trong cai nghiện ma tuý. Thông thường các nước sử dụng Naltrexone để hỗ trợ giải độc trong cai nghiện ma tuý.

Để thực hiện các biện pháp giảm tác hại trên, các nước thường ban hành các văn bản pháp quy dưới các dạng sau:

- Luật hoặc Pháp lệnh về phòng chống ma  tuý do Quốc hội ban hành. Ví dụ như Canada, Hà Lan, Hy Lạp,v.v.

- Các Văn bản pháp quy do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chính phủ ban hành (đối với đa số các nước).

- Các quy định do Bộ trưởng chống ma tuý hoặc Bộ trưởng y tế ban hành, được thực hiện thí điểm hoặc trên quy mô rộng tại các địa phương hoặc các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh dành cho người nghiện ma tuý.

Ở nước ta trong những năm qua, cùng với các biện pháp cai nghiện ma tuý, ở một số cơ sở, địa phương ngành Y tế đã bắt đầu nghiên cứu, áp dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý. Chủ yếu là các biện pháp sau:

- Dùng bơm kim tiêm sạch phát cho người nghiện ma tuý nhằm mục đích phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Chủ yếu thực hiện trong các dự án phòng chống ma tuý của ngành Y tế. Thông thường hay lồng ghép chương trình này với chương trình phát bao cao su.

- Dùng liệu pháp thay thế Methadon để chữa trị, giảm tác hại cho những người nghiện am tuý sử dụng nhóm opiat. Chủ yếu do Viện sức khoẻ (Bộ Y tế) nghiên cứu, thử nghiệm ở một số địa phương.

Về hiệu quả các biện pháp giảm tác hại trên, ngành Y tế đã và đang tổng kết. lãnh đạo một số địa phương cũng đề nghị cho áp dụng lồng ghép với các biện pháp khác trong phòng chống ma tuý, cai nghiện ma tuý (như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,v.v).

Tuy nhiên về mặt pháp luật hiện nay mới chỉ có quy định sau:

- Thủ tướng Chính phủ khi phê duyệt dự án phòng chống ma tuý cho phép thí điểm dự án có áp dụng các biện pháp giảm tác hại trên quy mô nhỏ, diện hẹp.

- Lãnh đạo Bộ Y tế cho phép nghiên cứu, thí điểm cũng trên diện hẹp trong phạm vi các Viện nghiên cứu, bệnh nhân tâm thần.

- Lãnh đạo một số UBND tỉnh, thành phố cho phép áp dụng trên quy mô nhỏ, hẹp, có tính chất thí điểm.

Còn lại nhìn chung theo quy định của pháp luật Việt nam (Luật hình sự, Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp quy dưới luật do Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ ban hành,v.v.), việc áp dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý, là chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Từ thực tiễn công tác phòng chống ma tuý trong nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi xin đề nghị:

Giảm tác hại là một bộ phận quan trọng trong công tác phòng chống ma tuý, vì vậy cần phải có một cách nhìn mới về vấn đề này. Theo chúng tôi việc sử dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý không phải là sự thoả hiệp với ma tuý, mà là để bổ trợ cho công tác này, nhất là trong công tác cai nghiện ma tuý. Tuy nhiên cần lựa chọn biện pháp nào để đảm bảo có hiệu quả cao, tránh hiểu lầm về nhận thức xã hội.

Vì vậy các biện pháp giảm tác hại phải có những quy định pháp luật chặt chẽ giống như các biện pháp giảm cung, giảm cầu ma tuý. Theo chúng tôi trong thời gian tới cần thiết phải đổi mới các quy định pháp luật về giảm tác hại trong phòng chống ma tuý theo các hướng sau:

Thứ nhất, bổ sung, sửa dổi Luật phóng chống ma tuý cho phép sử dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý dưới sự giám sát chặt chẽ của ngành Y tế. các quy định pháp luật này có thể đặt trong chương nới về cai nghiện ma tuý.

Thứ hai, trong các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật phòng chống ma tuý (cụ thể là hướng dẫn công tác cai nghiện ma tuý) cần quy định cụ thể vấn đề sử dụng biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý.

Thứ ba, trước mắt đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số biện pháp như sử dụng Methadon, Naltrexon trong chữa trị nghiện ma tuý tại các Cơ sở chữa bệnh tập trung dành cho người nghiện ma tuý tại một số địa phương. Sau khi tổng kết nếu có kết quả tốt sẽ áp dụng rộng rãi. Có thể ban hành một Thông tư liên bộ Y tế - Công an – Lao động Thương binh và Xã hội về áp dụng các biện pháp giảm tác hại trong phòng chống ma tuý. Trong các kế hoạch phòng chống ma tuý ở trung ương và các địa phương cũng cần đưa nội dung giảm tác hại vào trong các biện pháp phòng chống ma tuý. Không nên để các Bộ, các địa phương tiến hành tự phát như hiện nay.

Thứ tư, về biện pháp bơm kim tiêm sạch, theo chúng tôi trước mắt không nên sử dụng vì sẽ có tác dụng ngược. Nếu sử dụng chỉ nên thí điểm để nghiên cứu.

Ngô Thị Lan Hương

Trường Trung cấp CSND I - Bộ Công an

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất