4.0
Thứ Sáu, 10/11/2017 12:50'(GMT+7)

Vai trò của người Thầy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chúng ta đều biết đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, mạng di động, Internet vạn vật, điện toán đám mây, máy móc tự động (như ôtô tự lái) in ấn 3 chiều (in 3D), công nghệ sinh học, công nghệ nano... với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Trong cuộc cách mạng mới (4.0) này, những khái niệm phòng học ảo, thày giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo đại học trong thời gian tới.

Trong xã hội dựa trên tri thức và số hóa của thế kỉ XXI, giáo dục phải đương đầu với thách thức to lớn chuyển từ học truyền thống sang đổi mới phương pháp học. Nó đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò giáo viên – truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Trong kỷ nguyên số hóa, vai trò người thầy chuyển từ chỗ chỉ thuyết giáo sang quản lý hành vi xã hội và tình cảm của sinh viên, cố vấn thông thái cho trò học trở thành công dân phát triển cân đối toàn diện; biết truyền cảm động cơ học cho sinh viên có tốc độ học nhanh chậm khác nhau trong môi trường số hóa.

Vai trò giáo viên trong thế kỉ XXI trở nên phức tạp ở một thế giới thay đổi nhanh chóng; nơi mà tri thức hầu như là vô tận. Giáo viên phải định hướng vào công nghệ và chịu trách nhiệm không chỉ với việc dạy mà còn với việc học của trò nữa. Họ phải quan tâm nhu cầu của từng sinh viên trong lớp học không đồng nhất, tạo môi trường học tập lấy sinh viên làm trung tâm để tăng cường tính sáng tạo, óc tò mò ham hiểu biết và động cơ học tập của trò. 

Vai trò giáo viên đã và đang tiếp tục thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập. Ngày nay, giáo viên phải giúp sinh viên điều chỉnh chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới, phải là nhà chuyên nghiệp có đầu óc mở, biết phê phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải giữa người học với những gì họ muốn biết, là người cung cấp cách hiểu theo kiểu dàn giáo bắc cầu (Weinberger, Fischer, & Mandl, 2002).

Muốn cho từng cá nhân tồn tại và phát triển nhanh trong kỷ nguyên số hóa, con người phải được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và xóa mù thông tin. Cách dạy cổ truyền không thể tạo ra những công dân toàn cầu cho thế kỉ XXI. Do vậy, người thầy phải không ngừng phát triển kỹ năng và tri thức của mình bởi mọi lĩnh vực xã hội thay đổi liên tục. Tuy nhiên, niềm tin và thực tiễn dạy học phải thoát khỏi lối tư duy cũ, trước hết, người thầy phải gây ảnh hưởng tới cách tư duy và học có phê phán của trò. Giá trị của người thầy không phải là giảng bài mà là hướng dẫn, xúc tác giúp sinh viên biết tự định hướng trong học tập. Vai trò giáo viên chuyển sang một định nghĩa mới đa dạng và rộng hơn để đáp ứng nhu cầu cộng đồng học tập. 

Cách giáo viên nhìn nhận và tương tác với sinh viên thế nào cũng đang thay đổi. Trong xã hội đa dạng, giáo viên phải coi mỗi sinh viên là một cá nhân và xúc tác việc học của họ dựa trên hứng thú của từng người. Sự đa dạng hóa và cá nhân hóa này sẽ làm cho thế giới trở nên độc đáo đặc biệt. Mặc dù, điều này có vẻ còn khó khăn nhưng không phải là không thể làm được. Với tư cách là giáo viên có năng suất trong kỷ nguyên kỹ thuật số, người thầy phải cải tiến phương pháp dạy và không những trau dồi học hỏi nghiệp vụ của những phát minh mới để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong thời đại số. 

Vậy thì, người thầy ở thế kỉ XXI cần hiểu rằng sự thay đổi là sống còn và phải chấp nhận, chuẩn bị cho mình phát triển. Đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này tác động đến đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục đại học. Đội ngũ này phải được chuyên nghiệp hóa và có khả năng sáng tạo cao, có phương pháp đào tạo hiện đại với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân  Khoa Kế toán - Trường Đại học Đại Nam

Nguồn: Cổng thông tin trường Đại học Đại Nam

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất