Hoạt động của Học viện
Thứ Năm, 10/12/2020 16:2'(GMT+7)

“Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của Công an nhân dân”

Tham dự Hội thảo có TS Nguyễn Văn Hiển - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Thiếu tướng, TS Nguyễn Mai Bộ - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Phó Chánh án Toà án Quân sự Trung ương; TS Nguyễn Chí Công - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Toà án nhân dân tối cao; Đại tá, PGS.TS Trần Nguyên Quân - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố cùng đại diện các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương. 

Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Các đại biểu tiến hành tham luận

Các đại biểu tiến hành tham luận

 

Theo thống kê, từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020, toàn quốc đã xảy ra 10.743 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành trung ương, địa phương rà soát, xác định những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan gây vướng mắc trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kịp thời tham mưu, kiến nghị và đề ra các giải pháp khắc phục. 

Các đại biểu tiến hành tham luận

Đại biểu  tham luận tại Hội thảo

Cùng với đó, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; tập trung điều tra, khởi tố, xử lý các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt…

Đồng thời, tăng cường biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản; rà soát hoàn thiện quy định của pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước liên quan đến công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: đất đai, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, không gian mạng, xuất khẩu lao động...

Các đại biểu tiến hành tham luận

Đại biểu  tham luận tại Hội thảo

Nắm bắt kịp thời yêu cầu của thực tiễn, Học viện CSND đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của Công an nhân dân”. Đây là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng và thực sự là việc làm cần thiết, kịp thời nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của Công an nhân dân hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Đắc Hoan, Phó Giám đốc Học viện  chủ trì Hội thảo

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Đắc Hoan, Phó Giám đốc Học viện chủ trì Hội thảo

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trung thảo luận, trao đổi, làm rõ các nội dung: Công tác tham mưu, hoàn thiện những quy định của hệ thống pháp luật về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân. Mục đích của hoạt động này là nhằm nâng cao ý thức tự bảo quản tài sản cho quần chúng nhân dân, nhận thức được những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh trở thành bị hại của loại tội phạm này, hơn thế nữa, quần chúng nhân dân còn có thể cung cấp thông tin, tố giác tội phạm, kéo giảm tỷ lệ tội phạm; Làm rõ thực trạng, nguyên nhân, cũng như những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của Công an nhân dân; Mối quan hệ phối hợp với các cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành điều tra, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng tiến độ, nghiêm minh, đúng người, đúng tội...

Kết luận tại Hội thảo, Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Đắc Hoan, Phó Giám đốc Học viện đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồng thời khẳng định những ý kiến đóng góp sẽ được ghi nhận và đề xuất các đơn vị chuyên trách tiếp tục hợp tác nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa, góp phần tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng của Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

PV