Đối tác
Thứ Ba, 26/2/2013 10:55'(GMT+7)

Hoạt động hợp tác giữa Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc với Học viện CSND

Học viên Hàn Quốc trao đổi cùng cán bộ, giảng viên Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát PCTP về Ma túy, Học viện CSND

Học viên Hàn Quốc trao đổi cùng cán bộ, giảng viên Khoa Nghiệp vụ Cảnh sát PCTP về Ma túy, Học viện CSND

Chuyên ngành pháp luật: gồm các môn học bắt buộc như: Luật thương mại, Luật tố tụng dân sự, Luật hành vi bất hợp pháp, Luật quốc tế, Luật lao động, Luật hình sự đặc biệt, Nghiên cứu luật tư pháp hình sự… Đồng thời học viên sẽ đăng ký các môn học tự chọn như: Luật kinh tế, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thuế, Luật môi trường, Luật quốc tế tư, Luật Công nghệ cao và Luật thừa kế.

Chuyên ngành điều tra tội phạm: gồm các môn học bắt buộc như: Xã hội học tội phạm, Điều tra khoa học, Điều tra tội phạm bạo lực, Điều tra ma túy, Nạn nhân học, Điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ, Điều tra an ninh, Điều tra đối ngoại… Các môn học tự chọn bao gồm: Tội phạm vị thành niên, Điều tra tai nạn giao thông, Tội phạm quốc tế, Điều tra kế toán, Thống kê học, Hệ thống tư pháp hình sự, Luật hình sự đặc biệt và Nghiên cứu luật tư pháp hình sự dân sự.

Chuyên ngành hành chính cảnh sát: gồm các môn học bắt buộc như: Quản lý cảnh sát, Chiến lược cảnh sát, Phân tích cảnh sát, Hành chính tỉnh, Thống kê học, Cải cách hành chính, Điều chỉnh chính phủ, Hành chính, Lễ nghi đạo đức… và các môn học tự chọn: Kinh tế học Hàn Quốc, Kế toán, Chính phủ Hàn Quốc, Phát triển hành chính, Kinh tế học tội phạm, Quản lý ngăn chặn tội phạm và Đối ngoại học…

Chuyên ngành khoa học trật tự công cộng: gồm các môn học bắt buộc là: Quản lý an toàn, Điều tra tai nạn giao thông, Ngăn chặn tội phạm và trách nhiệm an toàn cộng đồng, Nguyên tắc quản lý giao thông, Phân tích thông tin an ninh, Khủng bố học, Quy tắc an toàn giao thông, Hành vi tập thể xã hội, Luật giáo dục trách nhiệm cảnh sát… và các môn học tự chọn: Thống kê học, Xâm phạm đạo đức xã hội, Cảnh sát với chủ nghĩa địa phương, Phân tích thông tin an ninh, Chính sách giao thông, Phân tích tai nạn giao thông, Bảo vệ chiến dịch, Bảo vệ và An toàn các sự kiện…

Song song với các môn học chuyên ngành, các học viên cần hoàn thành các môn thực hành như: tin học, bơi lội, lái xe và bắn súng. Về môn tin học, các học viên sẽ được học kỹ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng thiết yếu, việc đào tạo được trải dài theo 4 năm học, các học viên có năng khiếu và có kết quả học tập xuất sắc sẽ có cơ hội đăng ký tham gia các khóa học nâng cao do nhà trường tổ chức. Về môn bơi lội, học viên tham gia rèn luyện và học tập vào các kỳ học mùa hè; trung bình mỗi năm, mỗi học viên phải học khoảng 60 giờ bơi. Về môn lái xe, học viên sẽ được học từ năm thứ 3 với 60 giờ học để lấy bằng lái xe B1. Về môn bắn súng, Trong tất cả học kỳ hè, mọi học viên đều phải học bắn súng với các bài bắn chậm, bắn nhanh cùng với các trình tự an toàn. Học viên cần đạt ít nhất 70 điểm đối với 10 hiệp bắn chậm, 20 hiệp bắn nhanh từ khoảng cách 15 yard ( 1 yard = 0,914m). Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc có 01 trường bắn trong nhà nằm trên diện tích 785.4m2 với 16 đường bắn tự động dành cho các khoảng cách 5m, 10m, 15m, 25m.

 

Về việc học ngoại ngữ, học viên có thể lựa chọn các ngoại ngữ mà nhà trường giảng dạy, trong đó có môn tiếng Việt. Tuy nhiên, môn Tiếng Anh và Văn hóa nước ngoài là môn học bắt buộc trong học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm học thứ nhất. Đối với ngoại ngữ thứ hai, học viên có quyền lựa chọn và bắt đầu học từ năm học thứ hai.

Trong quá trình học tập, học viên sẽ trải qua các chương trình thực tế khác nhau tại các cơ quan, các trụ sở cảnh sát bao gồm các lĩnh vực: Phòng chống tội phạm, Điều tra, Giao thông. Hoạt động thực tế này bắt đầu từ học kỳ mùa đông năm thứ hai.Mỗi kỳ thực tế có thể kéo dài từ 1 đến 4 tháng và trong thời gian này, học viên sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm thực tiễn thông qua áp dụng những kiến thức đã học được trên lớp. Tùy theo từng chuyên ngành học, học viên có thể tham gia thực tế tại các văn phòng, trụ sở cơ quan tư pháp khác như Tòa án, Viện kiểm sát để làm quen với môi trường làm việc thực sự.

Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ với khu nhà Hiệu bộ gồm văn phòng của Ban Giám đốc và các văn phòng chức năng như: Văn phòng hành chính, đào tạo và các phòng ban khác; khu phòng họp; Viện nghiên cứu về chính sách an ninh và khu giảng đường gồm các phòng học lý thuyết, phòng học chuyên dùng, văn phòng của các giảng viên.

Thư viện là một tòa nhà 5 tầng nằm trên diện tích khoảng 2.000m2 với khoảng 108.000 đầu sách và hơn 280 chỗ ngồi dành cho học viên. Khu phòng đọc mở cửa 24h/ngày và có một số phòng riêng dành cho các học sinh ôn thi. Trường còn được trang bị một hệ thống thư viện điện tử để hỗ trợ học viên khai thác thông tin trực tuyến.

Khu luyện tập thể chất dành cho học viên có một Trung tâm tập thể dục có sàn gỗ và thảm để tập Taekwondo, Kendo, Judo,  Hapkido. Bên cạnh đó nhà trường có Nhà thi đấu với 1.000 chỗ ngồi. Trung tâm luyện tập thể chất được đặt tên là “Kyongdo Gymnasium” nghĩa là “nơi luyện tập ý chí và thể lực của sỹ quan cảnh sát”.

Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc còn có một sân vận động chính với đường chạy 400m, sân bóng đá với sức chứa 10.000 người và sân bóng chày với sức chứa 1.000 người. Ngoài ra phục vụ cho việc luyện tập thể chất còn có: bể bơi tiêu chuẩn quốc tế, sân tennis, bóng chuyền, futsal, bóng tay, sân gôn 9 lỗ…

Ngoài khu học tập, nghiên cứu và rèn luyện, trường còn xây dựng khu trung tâm học viên với hệ thống nhà ăn và khu vui chơi giải trí, billard, karaoke, cắt tóc…

Khu vực Ký túc xá gồm 4 tòa nhà có sức chứa 500 người với gần 200 phòng khép kín, mỗi phòng ở gồm 3 - 4 học viên nhằm tạo không khí như một gia đình.

Học viên Hàn Quốc tham gia học tập cùng học viên Khoá D35, chuyên ngành Cảnh sát PCTP về ma túy

Ngoài ra, một điểm đặc biệt nữa là Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc có một Trung tâm đào tạo giao thông cho trẻ em. Trung tâm này nằm trên diện tích 3,300m2, được xây dựng từ năm 1993. Trung tâm được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: hệ thống thiết bị nghe nhìn đa phương tiện, hệ thống giáo dục về tín hiệu giao thông và khu tập huấn thực tế như: giáo dục an toàn lái xe (mô-tô, ô-tô). Hàng năm, Trung tâm đón khoảng 35.000 em học sinh đến thăm quan, học tập vào các dịp nghỉ hè.

Năm 2008, được sự đồng ý của Bộ Công an Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã cử đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong quá trình làm việc, đoàn đã đến thăm và làm việc với Học viện CSND. Tại buổi làm việc, hai bên đã nhất trí xúc tiến các hoạt động hợp tác đào tào tạo cảnh sát giữa hai Bộ và hai nhà trường. Tiếp đó, năm 2009, lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn đại biểu cấp cao của Học viện CSND do đồng chí Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện dẫn đầu sang thăm và làm việc với trường Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc. Qua quá trình làm việc, hai bên đã sơ bộ thống nhất về dự thảo Bản ghi nhớ Hợp tác giữa hai nhà trường. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, hai nhà trường đã báo cáo hai Bộ cho phép ký kết trong năm 2010. Tuy nhiên, trong thời gian này do ảnh hưởng của tình hình căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên nên việc ký kết đã không thực hiện được.

Tháng 12 năm 2011, trường Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã cử Đoàn Đại biểu cấp cao do Thượng tướng Kang Gyung Yang, Chủ tịch trường dẫn đầu sang thăm và làm việc với Học viện CSND. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an và Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc, Giám đốc Học viện CSND Việt Nam và Chủ tịch Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai Nhà trường. Tiếp đó, tháng 8 năm 2012, Học viện CSND cử đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc với Trường Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc. Hai bên đã bàn bạc cụ thể về việc triển khai thực hiện các nội dung đã ký kết trong Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nhà trường.

Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai nhà trường gồm 3 nội dung chính sau đây:

1. Hàng năm, hai trường sẽ tiến hành trao đổi từ 2-3 học viên, tham gia 1-2 kỳ học thuộc chương trình đào tạo cơ sở của hai nhà trường. Việc đánh giá các tín chỉ hoặc chứng nhận kết quả học tập của các kỳ học mà học viên thực hiện trong chương trình trao đổi sẽ được quyết định trên cơ sở kết quả học tập của học viên và chính sách của nơi học viên học để phù hợp cho việc chuyển điểm.

2. Hàng năm, hai trường tổ chức trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao gồm từ 6 đến 8 thành viên để cùng bàn bạc, xem xét, trao đổi về hoạt động hợp tác đã triển khai và bàn biện pháp, phương hướng tiếp tục thực hiện hoạt động hợp tác giữa hai bên.

3. Hai bên thống nhất về việc hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; trao đổi các tài liệu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo Cảnh sát; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về các chủ đề liên quan đến phòng chống tội phạm và đào tạo cảnh sát.

Trên cơ sở đó, ngày 20/2/2012, Học viện CSND đã chính thức đón tiếp 02 em học viên của Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc là em Jaeheon Kim và em Seongyoung Kang, đều là học viên năm thứ hai đến học tập tại Học viện trong thời gian 4 tháng. Theo kế hoạch, hai học viên này sẽ học tập cùng các học viên của Khoa nghiệp vụ cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy. Đồng thời, trong dịp này, trường Đại học Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cũng cử một huấn luyện viên võ thuật Teakwondo sang giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ, giáo viên của Học viện CSND thời gian 01 tháng.

Cao Hoàng Long

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất