Hoạt động của Học viện
Thứ Năm, 8/6/2017 9:30'(GMT+7)

“Công tác vận động quần chúng tham gia PCTP, bảo đảm TTATXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

Đại tá, TS Lê Văn Tam - Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo

Đại tá, TS Lê Văn Tam - Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc Học viện CSND và Đại tá, TS Lê Văn Tam - Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự hội thảo có đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban chỉ đạo 138 của Chính phủ, Phó Trưởng ban chỉ đạo phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương; Thiếu tướng Lương Ngọc Dương - Phó Cục trưởng V28, Bộ Công an; Đại diện UBND thành phố; Thành đoàn; Hội Cựu Chiến binh; Hội Phụ nữ; trường Đại học Đà Nẵng; trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng... cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học của Học viện CSND, các đơn vị chức năng của Công an thành phố Đà Nẵng.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, Đà Nẵng luôn xác định công tác vận động quần chúng tham gia PCTP là một trong những biện pháp cơ bản, chiến lược, tạo thế trận phòng ngừa vững chắc và là nền tảng triển khai các mặt công tác Công an trong giai đoạn hiện nay. Qua công tác vận động quần chúng đã kịp thời xử lý hiệu quả các tình huống kích động, tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự (ANTT), tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu của thành phố đề ra như "không có tội phạm giết người, cướp của", "không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng" và hiện nay là "Thành phố 4 an".
 
Toàn cảnh Hội thảo khoa học
Thực tế những năm qua, Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm (PCTP) như: Chương trình "5 không, 3 có", nay đang thực hiện "4 an". Qua các chương trình hành động, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, biện pháp thực hiện vận động quần chúng PCTP đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả tích cực đối với công tác này, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), điển hình như: "Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT", "Xây dựng tổ dân phố, thôn, phường, xã, cơ quan, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn về an toàn ANTT", "Xây dựng tổ dân phố, thôn không có tội phạm và tệ nạn xã hội"… Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng trong PCTP, bảo đảm TTATXH tại Đà Nẵng vẫn còn những khiếm khuyết, nên việc tổ chức hội thảo để thảo luận, làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trước yêu cầu đổi mới công tác vận động quần chúng.

Tại Hội thảo, các ý kiến, tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn tại các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn trong công tác vận động quần chúng phòng, chống tội phạm; chỉ rõ các ưu, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố và đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia PCTP, bảo đảm TTATXH, đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm trên địa bàn, góp phần xây dựng Đà Nẵng luôn là điểm đến bình yên, đáng sống.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc Học viện CSND phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cho rằng, đây là sự kiện quan trọng nhằm giúp các đại biểu và các ngành của Đà Nẵng có cơ hội bàn luận làm sáng tỏ những tồn tại, khiếm khuyết; đánh giá những điểm nổi bật mà Đà Nẵng đã làm được trong công tác vận động quần chúng tham gia PCTP, bảo đảm TTATXH, qua đó phát huy, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm khẳng định, từ trước đến nay, Đà Nẵng là địa phương có rất nhiều mô hình, phong trào sáng tạo, được cả nước biết đến. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải biết chọn lọc những mô hình hay nhất nhân rộng, chia theo khu vực thực hiện cho hiệu quả, đồng thời tiện hơn cho công tác điều hành, chỉ đạo sát hơn. Làm sao để mô hình đó vừa đại diện cho Đà Nẵng, nhưng cũng để các ngành, các cấp chọn nhân rộng thực hiện trên nhiều địa phương toàn quốc.

Trong thực hiện công tác vận động quần chúng, bên cạnh cách làm truyền thống, cần phát huy thêm cách làm, cách tuyên truyền theo xu hướng hiện đại, như sử dụng các trang mạng thông tin. Bởi thời gian qua, thông qua tuyên truyền những hình ảnh đẹp trong công tác đấu tranh PCTP, rất nhiều hình ảnh được cộng đồng mạng rất quan tâm, cổ vũ, trong đó có thông tin ghi nhận hàng trăm ngàn, cả triệu lượt chia sẻ. Đối với những mô hình, cách làm của Đà Nẵng, đặc biệt là chương trình "Thành phố 4 an" đang triển khai rất thiết thực, Ban tổ chức hội thảo sẽ tập hợp nghiên cứu, từ đó có đề xuất với Bộ Công an, các ban ngành có liên quan nghiên cứu để nhân rộng, thực hiện ở một số địa phương của cả nước".
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Cũng tại Hội thảo Đại tá, TS Lê Văn Tam cho biết việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với Công an thành phố, giúp Công an thành phố và các ban, ngành chức năng địa phương nghiên cứu, bổ sung cho lộ trình xây dựng chương trình hành động triển khai tốt hơn các mô hình, phong trào PCTP, bảo đảm TTATXH tại Đà Nẵng, góp phần xây dựng hiệu quả chương trình "Thành phố 4 an" trong những năm tiếp theo.

PV

Các tin khác

Thư viện Video

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

Học viện Cảnh sát nhân dân triển khai công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chiều ngày 06/3 tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm và triển khai công tác hội , phong trào phụ nữ 2024.

Thư viện Ảnh

Mới nhất